Cloudflare, công cụ tối ưu website mạnh mẽ

Chào các bạn, cũng khá lâu rồi mình chưa cập nhật gì cho blog cả, do tình hình dịch bệnh (chắc ai cũng biết nó là gì rồi nhỉ) nên mình có thời gian để tiếp tục phát triển nội dung mới cho website, chứ để không nó mốc meo mất :v. Thì bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một công cụ có thể nói là siêu hữu ích và cực kỳ tuyệt vời cho website, đó chính là Cloudflare. Để biết được tính năng mạnh mẽ của nó thế nào thì chúng ta cần tìm hiểu trước đã.

Cloudflare là gì?

Cloudflare (CF) là một công cụ tối ưu website mạnh mẽ do Matthew Prince, Lee Holloway, Michelle Zatlyn sáng lập. Có thể coi nó là một proxy tuyệt vời, là trung gian của các website sử dụng nó.

Đây là một nền tảng có thể nói là nổi tiếng và nhiều người sử dụng nhất. Họ có cung cấp nhiều dịch vụ tối ưu tuyệt đối cho website của người dùng, tiêu biểu nhất trong đó là CDN miễn phí.

Một số công dụng nổi bật của Cloudflare

1. CDN miễn phí

cdn-cf

Khi nói đến Cloudflare mà không nhắc đến dịch vụ này thì là một sự thiếu sót không hề nhỏ. Họ cung cấp cho người dùng những CDN (Content Delivery Network – Mạng phân phối nội dung) nhằm tăng tốc một cách tối đa các website dùng nền tảng của họ.

Họ cũng đã thiết lập nhiều Datacenter (trung tâm dữ liệu) ở rất rất nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là ở Việt Nam cũng đã được thiết lập 2 trung tâm tại Hà Nội và TP. HCM nên đã giúp cho các website có thể tải nhanh hơn cho khách truy cập ở Việt Nam.

Về bản chất, khi bạn sử dụng CDN của CF, họ sẽ thu thập các file tĩnh như HTML, CSS, JS, hình ảnh,.v.v. và đẩy lên datacenter của họ. Khi khách truy cập một website thì họ sẽ phục vụ nội dung ở datacenter gần khách truy cập nhất mà không cần phải truy cập vào server của website đó, vì vậy tốc độ được cải thiện rất nhiều.

2. Chống DDOS

Những website sử dụng CF mặc định sẽ nhận được bảo vệ khỏi những tin tặc ngày đêm miệt mài tấn công DOS và DDOS vào server của các website. Họ sẽ tạo một bức tường trung gian để phân loại khách truy cập, bot và tin tặc, chỉ những truy cập hợp lệ mới được phép đi tiếp. Bạn có thể hình dung qua hình ảnh bên dưới

bộ lọc cf

3. Thống kê lưu lượng truy cập

Trên CF, họ cũng có cung cấp một hệ thống dùng để thống kê lưu lượng truy cập một cách cực kỳ chuyên nghiệp, nhờ đó, bạn có thể biết được ngày hôm nay (hay những hôm trước) có lượng khách truy cập bao nhiêu, bao nhiêu request đến webserver,…

analystic

4. SSL miễn phí

SSL là một thứ không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Hiện tại Google thường đánh giá cao đối với những website đã được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL. Một số trình duyệt nổi tiếng như Chrome hay mình đang dùng là Yandex đánh dấu chấm than đỏ đối với những trang không có chứng chỉ bảo mật.

2020 04 03 20 13 dash.cloudflare.com

5. Tăng tốc

Trong tab Optimization của phần Speed trên thanh quản trị của CF, họ có cung cấp rất nhiều tính năng để tăng tốc độ cho trang web như nén HTML, CSS và JS, không còn phải nén bằng tay nữa :v. Hay tính năng nén trang Brotli, giúp nén website, tăng tốc độ,…

6. DNS trung gian

Đây cũng là một tính năng rất hữu ích cho các webmaster. với DNS trung gian của Cloudflare, bạn có thể cập nhật các bản ghi một cách cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng hơn khi cập nhật bản ghi tại nhà đăng ký tên miền.

7. Caching

Đặc biệt, CF có cung cấp tính năng caching cho website. Bạn có thể hiểu đơn giản caching (hay bộ nhớ cache) là vùng đệm của website. Khi khách truy cập website lần đầu, website sẽ load chậm hơn một tí, khi khách quay lại từ lần thứ 2 trở lên, tốc độ được tăng nhanh chóng, tất cả là nhờ bộ nhớ cache.

Bộ nhớ cache này bao gồm các file CSS, JS và ảnh được lưu trữ dưới dạng bản sao trên máy người dùng, tuỳ thuộc vào webserver được thiết lập như thế nào, thông thường những loại dữ liệu trên có thể lưu tận từ 6 – 12 tháng trên máy khách.
Vì vậy, đây là một tính năng “ăn nên làm ra” cùng với CDN đã làm cho Cloudflare trở nên mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.

Ngoài ra, họ cũng có cung cấp khá nhiều công cụ bổ trợ khác trên nền tảng của họ. Bạn có thể tham khảo thêm bằng cách truy cập link này để đăng ký và trải nghiệm.

Có nên dùng Cloudflare hay không?

Mặc dù CF có rất nhiều những tính năng hết sức ưu việt, tuy nhiên, nó vẫn không tránh khỏi nhiều phiền toái khi ta sử dụng lâu dài. Một số điều mình gặp gây đau đầu thường xuyên như:

Thường xuyên xảy ra lỗi

Không biết mắc chứng gì mà khi mình bật Cloudflare lên là website thường gặp lỗi và Downtime thường xuyên hơn, các mã lỗi điển hình như 520, 522 và 525,… Bên cạnh đó, khi mình bật Cloudflare mà đăng nhập phần quản trị, ít phút sau đó mình thực thi mã nguồn PHP thì lập tức gặp các lỗi trên.
Có những lỗi đến nỗi mình phải kiểm tra cả hosting luôn nhưng không tìm ra được vấn đề, sau khi nghiền ngẫm thì hoá ra do lỗi của CF.

Tốc độ tải trang cực chậm

Cái này mới thực sự là vấn đề. Khi bạn lập trình và thiết kế website thì thứ bạn cần phải quan tâm nhất nhì là tốc độ và trải nghiệm người dùng. Những website sử dụng CF thì thực sự là có tăng tốc độ ấy, nhưng đó là những website phục vụ lưu lượng quốc tế, thường tốc độ quá chậm nên họ mới dùng đến CF để tăng tốc độ. Nếu website đặt tại Server Đông Nam Á (nhất là Việt Nam) và phục vụ người dùng trong nước thì tốt nhất bạn đừng dùng đến CF.

Chứng chỉ SSL

Khi bạn xây dựng một website có độ bảo mật cao thì chứng chỉ SSL là thứ cần thiết để công ty lớn xác thực doanh nghiệp, tên miền cho bạn. Một số chứng chỉ trả phí có bảo hiểm SSL nếu xảy ra sự cố. Nhưng chứng chỉ SSL của Cloudflare thì không. Nó không tạo ra sự chuyên nghiệp cho website của bạn, thậm chí một số trường hợp còn xảy ra sự cố nếu bạn thiết lập sai.

Dưới đây là hình ảnh so sánh giữa chứng chỉ do CF và chứng chỉ Let’s Encrypt:

Chứng chỉ do Cloudflare cấp (cũ)

Chứng chỉ do Cloudflare cấp (mới)

Chứng chỉ do Let's Encrypt cấp

Tóm lại

Đây là một trong những nền tảng cực kỳ hữu ích mà những bạn mới bắt đầu thành lập website có thể để tâm đến, bạn có thể sử dụng nó để tối ưu cho website của bạn nhằm một số mục đích như phục vụ lưu lượng quốc tế, chống DDOS (tấn công từ chối dịch vụ),… Tất cả đều do sự lựa chọn của bạn.

Chúc các bạn thành công.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Hiện website này đang ở trạng thái lưu trữ, có thể bạn sẽ thấy một số nội dung không được định dạng đúng cách, sẽ không có bài viết nào mới ở trên website này nữa.Tại sao tôi nhận được thông báo này?
+ +