CMS là gì? một số CMS thông dụng

Khi bạn có một chiếc máy tính, để có thể sử dụng nó thì bắt buộc máy bạn phải được cài đặt hệ điều hành. Thì CMS cũng có công dụng có thể nói tương tự như trên nhưng chủ yếu để quản trị nội dung cho một website. Để biết kỹ hơn về khái niệm cũng như một số CMS thông dụng thì mời bạn đọc bài: CMS là gì? Chia sẻ một số CMS thông dụng.

Khái niệm CMS

cms

Content Management System (người ta thường gọi tắt là CMS) hay còn được biết với cái tên là hệ quản trị nội dung là một phần mềm kỹ thuật số được cài đặt lên một thư mục của phần mềm máy chủ trên máy chủ web đó. Nó có rất nhiều công dụng không thể không kể đến như: tạo bài viết, quản lý thành viên, tối ưu tìm kiếm,…

Ví dụ như mình có một máy chủ web, mình lập trình một số file có đuôi dạng php và chúng có mối liên hệ với nhau để tạo thành một trang web thì đó được coi như là hệ quản trị nội dung.

Sự cần thiết của CMS (chức năng)

Nếu bạn không có chút kiến thức nào về lập trình hoặc chỉ biết chút ít về nó hoặc đôi khi bạn muốn tiết kiệm thời gian thì CMS là thứ mà bạn thực sự cần sử dụng bởi tính tiện dụng của nó như:

  • Tạo, chỉnh sửa, xoá bài viết
  • Quản lý thành viên
  • Cài đặt plug-in (bản mở rộng) hỗ trợ một số chức năng cần thiết
  • Tối ưu các công cụ tìm kiếm
  • Quản lý bình luận
  • ….

Một số CMS thông dụng

Mã nguồn mở

1/ WordPress (.org)

wporg

Đối với WordPress thì mình không có điều gì để nói thêm rồi. Những ai là blogger hay lập trình viên thì đa số mọi người đều biết tới WordPress. Với hơn 27 triệu website dùng WordPress toàn thế giới. Đây là một CMS mã nguồn mở có thể nói là nổi tiếng ở mức độ toàn cầu.

Đầu tiên, WordPress được công khai với tên gọi là B2/Cafelog (hay còn gọi là WordPress 0.5). Đến nay, CMS này đã được các lập trình viên từ khắp nơi trên thế giới cải thiện và nâng cấp lên phiên bản 5.4.1 (mới nhất tính tới thời điểm viết bài này).

Vì thực sự nổi tiếng nên CMS này được rất nhiều hãng nổi tiếng toàn cầu tin dùng, một số như: The New York Times, CNN, Forbes, Sony, eBay,…

Và đặc biệt, loại CMS này được hỗ trợ tiếng Việt cho giao diện quản trị và giao diện người dùng, rất phù hợp cho các blogger.

Việc cài đặt WordPress có thể nói là cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần các thông tin của máy chủ bạn đang sử dụng như tên đăng nhập, mật khẩu, tên cơ sở dữ liệu và bamm, website đã được cài đặt thành công =)

Khó khăn khi nhắc đến WordPress là sẽ gây khó dễ cho người mới sử dụng. Nhưng không sao, bạn chỉ cần chịu khó tìm hiểu thì bạn sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời của nó

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Thân thiện với người dùng
  • Dùng tốt nhất để viết Blog (ban đầu được dùng mục đích chính là viết Blog)
  • Chức năng Ecommerce (bán hàng online) hiệu quả

Nhược điểm ????

  • Khá khó sử dụng đối với người mới

P/S: website của mình hiện tại cũng đang dùng WordPress làm CMS và cảm nhận của mình về nó thực sự tuyệt vời!

2/ Joomla

joomla 4 back end

Tuy bản thân không nổi tiếng như WordPress, nhưng Joomla có số lượng người sử dụng tương đối cao. Hiện nay, khoảng hơn 1,4 triệu người toàn cầu đang sử dụng Joomla. Khiến cho CMS này đứng vị trí thứ 2 trong bản xếp hạng những CMS mã nguồn mở nổi tiếng. Vô cùng mạnh mẽ, Joomla cho phép bạn có thể đăng bài viết lên Internet cũng như là quản lý nội dung bài viết đó.

Những tính năng của Joomla bao gồm: vùng đệm trang (page caching) để tăng tốc độ tải trang, lập chỉ mục, tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, blog, diễn đàn, bình chọn, tìm kiếm trong trang và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Joomla cũng chiếm tỉ lệ lớn về số lượng extension. Ước tính đạt con số kỷ lục 3200 bản mở rộng.

Tuy nhiên, nó cũng có một số bất lợi như khó sử dụng hơn WordPress, với lại cộng đồng sử dụng Joomla không nhiều bằng WordPress nên có thể những thắc mắc của bạn khi sử dụng khó tìm được câu trả lời hơn.

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Chức năng viết blog được tích hợp
  • Tích hợp chức năng Ecommerce (bán hàng online)

Nhược điểm ????

  • Không thân thiện với người dùng cho lắm

3/ Drupal

drupal

Đây cũng là một CMS nổi tiếng trên Internet về độ tương thích của nó. Số lượng người sử dụng Drupal tương đối cao, đạt khoảng trên 500 nghìn người. Đây cũng là một con số ấn tượng đối với Drupal. Giống như 2 người anh em trên, Drupal cũng là một CMS mã nguồn mở.

Đối với Drupal, đây là một mã nguồn dành cho dân chuyên (lập trình viên), nó có giao diện người dùng không được bắt mắt nhưng rất mạnh mẽ. Nó có thể được sử dụng để làm các website chủ đề về blog, Ecommerce (bán hàng online),…

Tuy nhiên, như mình đã nhắc đến ở trên, giao diện người dùng không đẹp là điểm trừ rất lớn cho Drupal, vì vậy số người dùng của nó không nhiều và cộng đồng hỗ trợ cũng tương đối ít ỏi.

Drupal có thể nói còn khó thao tác hơn cả Joomla, kể cả việc thay đổi giao diện. Việc cập nhật plugin là một vấn đề rất nan giải một khi chúng không còn tương thích với phiên bản mới của Drupal.

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Chức năng viết blog được tích hợp
  • Tích hợp chức năng Ecommerce (bán hàng online)

Nhược điểm ????

  • Cần sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm với Drupal để chỉnh sửa, cài đặt
  • Ít tài liệu tham khảo, cộng đồng hỗ trợ ít

Một số CMS khác (trả phí + mã nguồn đóng)

Bên cạnh các CMS mã nguồn mở bên trên, dưới đây mình sẽ thông tin đến cho các bạn một số CMS mã nguồn đóng hoặc trả phí để sử dụng:

1/ WordPress (.com)

Lưu ý: Đây là một phiên bản riêng biệt của WordPress, được phát triển bởi công ty Automattic. Bạn nhớ phân biệt nó với WordPress.org mình nhắc đến ở trên nhé. Hai loại này hoàn toàn khác nhau đó!

Khi nhắc đến CMS thì không thể bỏ qua được là WordPress.com. Đây là một CMS chuyên dùng để viết Blog, trang doanh nghiệp, bán hàng,… nhưng ở dạng trả phí rất cao. Khi lướt qua bảng giá của WordPress.com, mình cảm thấy choáng vì giá cả thực sự khá đắt!

wp.com

Đối với phần Personal với Premium thì mình không quá ngạc nhiên, nhưng rất sốc với giá cho doanh nghiệp và eCommerce. 45$ á, tôi thà mua cái hosting chỗ khác còn ngon hơn ông cơ :v

Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Những tính năng mà WordPress.com đưa ra cũng rất đáng đồng tiền bát gạo. Đặc biệt là chống DDOS rồi. Tuy vậy, nếu bạn muốn sử dụng những theme, plugin bản quyền, bạn phải chọn gói từ 8$ trở lên. Khá là chát đó 🙁

Theo bản thân mình, mình khuyên các bạn không nên sử dụng WordPress.com. Vì sao vậy? Cái gì cũng có lí do của nó. Bạn lỡ đăng một số bài viết vi phạm chính sách của Automattic và bùm, website bị suspended và toàn bộ bài viết bị xoá.

Ưu điểm ????

  • Thân thiện SEO
  • Thân thiện với người dùng
  • Thân thiện với thiết bị di động

Nhược điểm ????

  • Quá ít chức năng
  • Bị giới hạn nhiều thứ
  • Đối với bản free, bạn không được quyền chỉnh sửa mã nguồn.
  • Sử dụng theme và plugin mặc định

2/ Wix (trả phí)

Đây là một CMS dạng trả phí, nhưng họ cũng có cung cấp gói miễn phí để bạn trải nghiệm thử dịch vụ trước khi trả phí. Và đặc biệt, đây là CMS dạng trả phí được số lượng người dùng rất đông đảo, với hơn 3.8 triệu người sử dụng. Và gói trả phí của họ cũng rất chát. Nhưng rẻ hơn WordPress.com.

wix pricing

Đặc biệt, đối với gói từ 8$ trở lên, bạn sẽ được tặng 1 năm sử dụng tên miền miễn phí. Và những gói cao hơn sẽ được ưu đãi nhiều hơn thế nữa.

Tuy khá đắt, nhưng bù lại giao diện của Wix cực kỳ dễ sử dụng. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng phải ghi nhớ kiến thức lập trình, chỉ cần bạn biết cách sử dụng máy tính là bạn có thể sử dụng Wix, mình có thể nói là nó dễ tới mức độ như vậy đó!

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Thân thiện với người dùng
  • Chức năng blog và eCommerce được tối ưu

Nhược điểm ????

  • Giá cả khá đắt so với mặt bằng chung trên Internet
  • Chức năng không nhiều bằng WordPress hay các nền tảng khác.

3/ Squarespace (trả phí)

squarespace

Đây là một CMS khá xa lạ ở Việt Nam, nhưng số liệu cho thấy CMS này được rất nhiều người sử dụng. Có hơn 1.8 triệu người dùng sử dụng trên toàn thế giới. Đây là 1 CMS rất nổi tiếng ở nước ngoài.

Tuy nhiên, CMS này cực kỳ đắt, có thể nói là còn chát hơn cả WordPress.com nữa. Bạn muốn mua một gói từ Squarespace thì bạn phải chi cỡ 12$ trở lên. Giá này thực sự rất đắt ở Việt Nam. Vì vậy theo mình, mình khuyên các bạn không nên dùng nó. 

squarespace pricing

Giá chát lắm luôn á!

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Thân thiện với người dùng
  • Chức năng blog và eCommerce được tối ưu

Nhược điểm ????

  • Giá cả khá đắt so với mặt bằng chung trên Internet
  • Chức năng không nhiều bằng WordPress hay các nền tảng khác.

4/ Blogger

Khi nhắc đến CMS thì không thể bỏ qua Blogger của anh đại Google được :v. Đây là một sản phẩn rất lâu đời của Google vẫn còn hoạt động và được số lượng dùng dùng kha khá. Với hơn 380 nghìn người dùng, đây cũng là một CMS thông dụng. Hiện tại, ở Việt Nam nhiều website bán hàng cũng sử dụng Blogger vì tính tiện lợi cũng như dễ sử dụng của nó.

Đặc biệt, Blogger đã tự sáng chế ra một editor chỉ dành riêng cho nền tảng Blogger mà thôi. Những bạn muốn làm Theme thì phải học cấu trúc của Blogger trong tài liệu từ Google thì mới có thể tự làm được.

Tuy nhiên, Blogger hiện nay là nền tảng của rất nhiều thế lực thù địch chống phá Nhà Nước ta hoạt động, vì vậy một số nhà mạng đã được yêu cầu phải chặn ip, thậm chí là đuôi blogspot.com của blogger. Vì vậy gây khó khăn cho nhiều người sử dụng nền tảng này một cách hợp pháp.

Theo bản thân mình, mình khuyên các bạn nếu có kiến thức về lập trình thì bạn nên dùng Blogger để nâng cao tay nghề cũng như là làm theme bán kiếm tiền cũng ngon đấy =)

Thêm nữa, nếu bạn đăng bài viết vi phạm chính sách của Google thì xin chia buồn, Google hoàn toàn có thể xoá blog của bạn đấy, hãy cẩn thận!

Ưu điểm ????

  • Thân thiện với SEO
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Thân thiện với người dùng
  • Chức năng blog được tối ưu
  • Được bảo vệ tuyệt đối từ Google, chỉ bị hack khi hacker biết mật khẩu tài khoản Google của bạn
  • Hoàn toàn miễn phí
  • Dễ dùng nếu bạn không có nhu cầu chỉnh sửa theme

Nhược điểm ????

  • Rất khó dùng nếu bạn chưa quen với editor hay trình chỉnh sửa mã nguồn.
  • Chức năng không nhiều bằng WordPress hay các nền tảng khác.

Tóm lại

Bài viết đến đây cũng đã khá là dài rồi, nhưng tổng kết lại. Cũng là theo ý kiến của mình (:v) thì WordPress.org chính là nền tảng CMS đáng dùng nhất trong bài viết. Và theo bạn thì nền tảng nào đáng dùng nhất, cho mình xin chút ý kiến nha :3

Có thể bạn chưa biết: Nên dùng WordPress hay Blogger để viết blog?

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Hiện website này đang ở trạng thái lưu trữ, có thể bạn sẽ thấy một số nội dung không được định dạng đúng cách, sẽ không có bài viết nào mới ở trên website này nữa.Tại sao tôi nhận được thông báo này?
+ +